Đồng hồ cơ là gì? Những điều cần biết về đồng hồ máy cơ

Xét cấu tạo cơ bản, đồng hồ được chia ra thành 2 loại đó là đồng hồ cơ và đồng hồ chạy pin. Những chiếc đồng hồ thế hệ sau được cải tiến cũng dựa trên nền tảng nguyên lý cấu tạo của 2 loại bộ máy này. Đồng hồ cơ là loại đồng hồ truyền thống, xuất hiện trước khi người ta chế tạo ra pin và đồng hồ pin. Không cần phải sạc điện hay cung cấp năng lượng từ pin nhưng chiếc đồng hồ cơ vẫn có thể chạy chính xác và bền bỉ đến hàng chục, thậm chí hàng trăm năm. Vậy đồng hồ cơ là gì, có cấu tạo như thế nào mà lại có khả năng hoạt động bền bỉ đến vậy, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu ở bài viết này.

Đồng hồ cơ là gì và những thông tin bạn chưa biết

Đồng hồ cơ là gì và những thông tin bạn chưa biết

1. Đồng hồ máy cơ là gì?


Trả lời cho câu hỏi đồng hồ cơ là gì, đồng hồ cơ cho nam giới là loại đồng hồ được chế tác và lắp ráp hoàn toàn từ các chi tiết cơ khí thuần, cơ chế hoạt động của loại đồng hồ này dựa trên năng lượng tồn tại ở dạng cơ năng. Bằng sự chế tác hoàn hảo đến từng chi tiết, các cơ quan hoạt động ăn khớp với nhau, đồng hồ cơ không cần sử dụng đến bất cứ loại pin hay một linh kiện điện tử nào mà vẫn có thể chạy chính xác hàng chục, hàng trăm năm. Xét về cấu tạo chung, đồng hồ cơ bao gồm 5 phần chính: bộ phận tạo năng lượng, bộ thoát, cơ quan điều khiển, bộ hiển thị thời gian và bánh răng.

Bộ máy của đồng hồ cơ

Bộ máy của đồng hồ cơ

Để chế tạo nên một chiếc đồng hồ cơ hoàn chỉnh cần trải qua rất nhiều các bước lắp ráp với hàng trăm chi tiết nhỏ riêng rẽ trực tiếp ráp nối với nhau hoặc gián tiếp qua các bộ phận khác nhau. Các chi tiết của đồng hồ cơ được chế tạo tỉ mỉ và chính xác tuyệt đối đảm bảo sau khi lắp ráp tạo thành một khối hoàn chỉnh, thống nhất, các bộ phận hoạt động và truyền động năng cho nhau để đạt đến mục đích cuối cùng là khiến các kim số trên mặt đồng hồ chuyển động.


2. Phân loại đồng hồ cơ


Sau khi đã biết được đồng hồ cơ là gì, chúng ta cùng đi tìm hiểu những loại đồng hồ cơ trên thị trường hiện nay. Người ta chia đồng hồ cơ thành 3 dạng dựa trên cách để lên dây cót đó là đồng hồ lên cót bằng tay, đồng hồ lên dây tự động và đồng hồ kết hợp cả hai cách lên cót trên.


Đồng hồ lên cót bằng tay

Đồng hồ cơ lên cót bằng tay

Đồng hồ cơ lên cót bằng tay

Đối với đồng hồ lên cót tay, người đeo phải lên cót cho đồng hồ để nó chạy sau một khoảng thời gian nhất định bằng cách vặn núm ở bên mặt đồng hồ nhằm làm căng dây cót. Sau mỗi lần lên dây cót, trung bình một chiếc đồng hồ cơ Thụy Sĩ có thể chạy được trong vòng 38 tiếng, đồng hồ cơ Nhật có thời gian hoạt động được khoảng 40 tiếng.


Đồng hồ cơ automatic

Đồng hồ cơ automatic

Đồng hồ cơ automatic

Loại đồng hồ cơ automatic hay còn gọi là đồng hồ lên dây cót tự động không cần phải lên dây cót thủ công mà nó chạy nhờ vào động năng mà tay của người đeo tác động lên. Người dùng cần đeo đồng hồ trên tay ít nhất 8 tiếng một ngày để đảm bảo đủ động năng cho bộ máy chạy ổn định.


Đồng hồ kết hợp lên cót tay và cót tự động


Đối với loại đồng hồ cơ này người đeo có thể lựa chọn một trong 2 cách lên cót kể trên để duy trì hoạt động cho máy đồng hồ.


3. Cơ chế hoạt động của đồng hồ cơ 


Chắc hẳn đến đây các bạn đã phần nào hiểu được đồng hồ cơ là gì và có những loại đồng hồ cơ nào, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cơ chế hoạt động của đồng hồ cơ. Bộ máy đồng hồ cơ chạy bằng hệ thống dây cót hay nói một cách chính xác, đồng hồ cơ chạy bằng năng lượng cơ năng sinh ra từ dây cót.

  • Dây cót của đồng hồ cơ được làm từ kim loại được dát mỏng và bản to, dây có độ đàn hồi tốt và rất bền, dây cót sẽ được cuộn tròn khi lên cót. Sau khi dây đã được cuộn chặt sẽ bung ra dần dần tự nhiên để trở về trạng thái lúc đầu. Lực kéo khi dây bung là cơ năng kéo bánh xe chuyển động và giúp máy đồng hồ hoạt động. 
  • Các bánh răng được tác động lực kéo từ dây cót sẽ chuyển động và truyền lực cho nhau. Để giải quyết vấn đề chuyển động hỗn loạn của các bánh răng, đồng hồ cơ được thiết kế một bộ phận gọi là bộ thoát hay bộ hồi. Bộ thoát hoạt động liên tục theo nhịp, mở và khóa các bánh thoát, từ đó các bánh răng có thể chạy nhịp nhàng.
  • Các kim chỉ giờ, giây sẽ được nối với trục của các bánh răng và chuyển động theo nó. Các kim này được đặt lên mặt số của đồng hồ từ đó ta có thể nhìn được thời gian.

4. Sự khác biệt của đồng hồ cơ và đồng hồ pin


Hiểu được đồng hồ cơ là gì và nắm được nguyên lý hoạt động của nó, chắc hẳn các bạn cũng thắc mắc liệu đồng hồ cơ và đồng hồ chạy pin có những điểm khác nhau như thế nào. Có thể nhận thấy đồng hồ pin có thiết kế nhỏ, nhẹ hơn và chính xác hơn so với đồng hồ cơ. Đồng hồ cơ với nhiều các chi tiết thuần cơ khí cấu tạo phức tạp, sai số của đồng hồ cơ lớn hơn đồng hồ pin.

Sự khác biệt của đồng hồ cơ và đồng hồ pin

Sự khác biệt của đồng hồ cơ và đồng hồ pin

Theo tiêu chuẩn thì đồng hồ cơ cho phép sai số ở trong khoảng trên hoặc dưới 60 giây một ngày. Thông thường các loại đồng hồ cơ có sai số từ 10 đến 25 giây một ngày, với những mẫu đồng hồ cơ cao cấp, mức sai số có thể là từ 4 đến 6 giây một ngày. Người đeo đồng hồ cơ phải chấp nhận với những sai số này vì đây là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên những sai số không quá đáng kể và ở trong mức chấp nhận được.


Cấu tạo từ nhiều chi tiết phức tạp lắp ráp với nhau nên đồng hồ cơ có mức chịu lực kém hơn so với đồng hồ pin. Đồng hồ cơ mang những giá trị nghệ thuật chế tác to lớn, đặc biệt với những chiếc đồng hồ cao cấp được làm hoàn toàn bằng tay, có thể mất cả năm trời người ta mới hoàn thành được 1 chiếc đồng hồ cơ. Chính vì vậy, đồng hồ cơ luôn là sự hấp dẫn to lớn đối với những người yêu đồng hồ.

>>> Tìm hiểu thêm: Đồng Hồ Quartz là gì

Đồng hồ cơ là gì? Những điều cần biết về đồng hồ máy cơ
5 (100%) 1 vote